Theo Âm lịch, ngày 15/8 chính giữa mùa thu được coi là ngày “lành” để làm lễ tế thần mặt trăng để người xưa tiên đoán mùa màng và cũng là dịp tết trung thu vui chơi của trẻ nhỏ.
Tết trung thu là ngày gì?.
Tết trung thu hay được gọi với tên gọi khác là tết thiếu nhi. Ngày 15/8 âm lịch, ngày mặt trăng tròn nhất và sáng nhất được chọn là ngày tết trung thu tại nước ta. Vào dịp này, ngoài những cây đèn lồng mà trẻ em cầm đi rước đèn chúng ta sẽ được dịp nhìn thấy rất nhiều đèn lồng được treo trên mọi nẻo đường như đèn ông sao, đèn cá chép, trống mặt nạ hay sư tử.
Nguồn gốc ngày Tết trung thu.
Có nhiều truyền thuyết xoay quanh ngày tết trung thu. Nhiều người cho rằng ngày tết trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc tuy nhiên cũng có nhiều người khẳng định rằng ngày tết trung thu giữa Việt Nam và Trung Quốc không hề có liên quan gì với nhau.
– Nguồn gốc ngày Tết Trung thu tại Trung Quốc:
Nguồn gốc tết trung thu từ Trung Quốc xuất phát từ hai câu chuyện. Một là câu chuyện tình yêu không thành giữa Hằng Nga và Hậu Nghệ. Hai là câu chuyện Lịch sử Trung Quốc thời nhà đường của nhà vua và Dương Quý Phi. Tương truyền rằng Dương Quý Phi là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại về nhan sắc của thời đường lúc bấy giờ. Chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà Dương Quý Phi được các trọng thần trong triều gọi là yêu phi mê hoặc hoàng đế làm cho Đường Huyền Tông suốt ngày trầm mê tửu sắc mà bỏ bê công việc triều chính. Lời dèm pha ngày một lớn hơn dẫn đến họa sát thân của Dương Quý Phi. Không thể ngăn cản sức ép cũng như lời đồn ngày càng lan truyền mạnh mẽ, Hoàng đế cuối cùng vì phải củng cố triều chính mà bắt buộc ban cho nàng một dải lụa trắng để tự kết liễu đời mình.
Mặc dù Dương Quý Phi qua đời nhưng niềm thương tiếc vô hạn của Đường Huyền Tông đã cảm động các tiên nữ trên trời. Chính vì thế vào một đêm trăng sáng nhất màu thu, Đường Huyền Tông đã được các tiên nữ tiếp sức lên trời để gặp lại sủng phi của mình. Khi quay về trần gian, hoàng đế quyết định lấy ngày này gọi tên là tết Trung Thu để tưởng nhớ đến Dương Quý Phi vị sủng phi mà ông yêu thương nhất.
– Nguồn gốc ngày Tết Trung thu tại Việt Nam:
Còn ở Việt Nam, tết Trung Thu được thêu dệt nên từ câu chuyện của chú cuội chị Hằng. Thật ra cũng không có số liệu nào cụ thể cũng như nguồn gốc nào rõ ràng về ngày trung thu tại nước ta cả. Đó chính là lý do, nhiều người khẳng định trung thu ở nước ta là nền văn hóa du nhập từ Trung Quốc do nước ta đã có một thời gian dài bị phương Bắc đô hộ (Bắc thuộc). Tuy nhiên có một số tư liệu lịch sử cũ ghi chép lại rằng trung thu đầu tiên được tổ chức dưới thời Lý tại kinh thành Thăng Long. Đây được xem là diệp vua nhà Lý muốn đáp tạ ơn đức của thần Rồng mang đến mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cuộc sống no ấm cho nhân dân.
Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu Việt Nam.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con người luôn có một niềm tin mãnh liệt về sự gắn kết giữa đời người và ánh trăng. Trăng tròn hay trăng khuyết trăng sáng hay lu mờ chính là niềm vui nỗi buồn sự đoàn tụ gắn kết sum họp chia xa của mỗi gia đình. Và người dân luôn có một niềm tin rằng trăng tròn chính là sự ấm no, đầy đủ là biểu tượng của sự sum vầy. Chính vì thế tết trung thu còn có một tên gọi khác là Tết đoàn viên.
Trong ngày lễ trung thu này, người Việt thường có một phong tục được duy trì từ đời cha ông để lại đó là những thành viên trong gia đình sẽ tụ họp đầy đủ ăn một bữa cơm đoàn viên và kể nhau nghe những khó khăn thuận lợi cũng như chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
Ngoài ra ngày tết trung thu còn mang một ý nghĩa đặc biệt đến các mối quan hệ xóm giềng. vào ngày này ở một số nơi bà con hàng xóm sẽ tụ tập với nhau uống nước chè, ăn bánh và ngắm trăng. Một số nơi khác mọi người còn thuê các đoàn lân sư rồng về nhảy múa phá cỗ để mong một năm sung túc.
Trung thu mang một ý nghĩa lớn đối với trẻ em, vì ngày lễ này các bé sẽ cùng nhau rước đèn, đón trăng, cùng nhau quây quần ca hát, ăn bánh trung thu.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho người lớn và trẻ em, tết trung thu mang một ý nghĩa đặc biệt giúp mọi người dự đoán mùa màng cũng như vận mệnh quốc gia. Nếu trăng mùa thu đêm rằm màu vàng óng thì năm nó sẽ trúng màu tăm tơ, nếu trăng có màu xanh hay xanh lục thì năm đó sẽ là một năm khó khăn với nhiều thiên tại, hệ lụy. Còn nếu trăng có màu cam trong và sáng vành vạnh nghĩa là quốc gia sẽ thái bình thịnh trị.
Những cái tên gọi khác của ngày Tết trung thu.
Ngoài Cái tên tết trung Thu, tại Việt Nam, ngày lễ này còn có rất nhiều tên gọi khác nhau. Dưới đây sẽ là một số cách gọi khác nhau của Tết Trung thu cũng như lời giải thích tại sao lại có những cái tên này.
– Tết Thiếu nhi:
Tương tự như ngày quốc tế thiếu nhi 1-6 Tết trung thu cũng là một trong những dịp lễ mà trẻ em có thể vui chơi thỏa thích. Chính vì thế tết trung thu được trẻ em hưởng ứng nồng nhiệt và có một tên gọi khác gắn bó với các bé hơn là Tết thiếu nhi
vào ngày này các bé sẽ được tham gia các lễ hội văn hóa như múa lân, múa rồng và những tiết mục văn nghệ chào mừng tết trung thu trên khắp các nẻo đường. Đặc biệt, vào ngày tết thiếu nhi các bé sẽ được ba mẹ mua cho đèn lồng để cùng các bạn hòa mình vào không khí nhộn nhịp đêm rằm hoặc cùng bạn bè rủ nhau đi phá cỗ chơi các trò chơi dân gian như, lò cò, nhảy dây, ô ăn quan.
– Tết trông trăng:
Các tên này không quá phổ biến tại thành phố nhưng lại được tất cả người dân ở khu vực vùng quê nông thôn biết đến. Giống như tên gọi tết trông trăng là dịp ngắm trăng tại vùng quê. Vì tại đây là nơi chúng ta có thể thấy trăng rằm ở bất kỳ nơi nào do không gian rộng lớn của nó.
– Tết đoàn viên:
Tết đoàn viên là cái tên gọi và dùng phổ biến sau cái tên tết trung thu. Tên này được dịch theo từ Hán việt mang ý nghĩa nội hàm bên trong. Đoàn viên nghĩa là sum họp. Đây cũng chính là ý nghĩa của dịp lễ này. Vào ngày tết đoàn viên dù có bận rộn đến đâu các thành viên trong gia đình cũng để gác lại công việc và sắp xếp thời gian về quây quần bên ông bà cha mẹ thưởng thức bữa cơm gia đình trong không khí yên bình của trung thu bên mâm cỗ đầy hoa quả, bên tiếng cười rộn rã nô đùa của trẻ con.
Tết Trung thu Việt Nam và Trung Quốc khác nhau thế nào?.
Tết trung thu ở Trung Quốc tương đối khác so với ở Việt nam. Ở Trung Quốc người ta tổ chức trung thu để ăn mừng mùa màng bội thu. Vào dịp này ngoài các mâm cỗ được chuẩn bị sẵn người dân còn tổ chức các lễ hội múa lân, sư tử cho trẻ em. Đây cũng là dịp các nam thanh nữ tú ca múa đọc thơ đối đáp giao duyên với nhau.
Nhiều cặp đôi nên duyên và hẹn hò với nhau vào tết trung thu. bên cạnh đó, mặt trăng tròn và sáng còn là biểu hiện của sự đầy đặn và xinh đẹp, nên hiển nhiên người ta mặc định rằng mặt trăng tượng trưng cho phái nữ. Nên vào ngày nay, phụ nữ cũng sẽ ăn mặt trang điểm thật đẹp để phù hợp với ý nghĩa đẹp nhất và lộng lẫy nhất vào ngày rằm tháng tám.
Những phong tục của ngày tết Trung thu?.
Đối với dịp lễ đặc biệt, mỗi quốc gia sẽ có những phong tục đặc biệt. Ngày tết trung thu ở Việt Nam cũng vậy Dù có tổ chức như thế nào cũng không thể thiếu một số phong tục sau:
Phong tục rước đèn
Đây xem là đặc trưng của tết trung thu. Mỗi dịp tết đến các em nhỏ sẽ được ba mẹ chở đi mua chiếc đèn lồng mà mình yêu thích nhất. Sau đó chờ đến ngày rằm tháng tám sẽ cùng bạn bè rước đèn dưới ánh trăng, chơi các trò chơi dân gian và ăn bánh trung thu.
Đèn lồng thường làm thủ công bằng tre và giấy dán. Đèn được biến tấu thành các hình dạng khác nhau như ngôi sao, cá chép, chiếc thuyền. Ở Việt Nam, đèn lồng tượng trưng cho sự ấm no hạnh phúc.
Phong tục ngắm trăng
Mặt trăng ý nghĩa to lớn với người Việt nó gắn liền với nền văn minh lúa nước của nước ta. Vào ngày rằm tháng tám là ngày mặt trăng to tròn đẹp nhất. Chính vì thế, mọi người sẽ ra đường cũng thưởng thức cảnh đẹp thiêng liêng này và hòa mình vào không khí mát mẻ của đất trời.
Ăn bánh Trung thu và thưởng trà
Bánh Trung thu là một trong món không thể thiếu của ngày Trung thu. Đây là món quà đặc biệt mà mọi người thường dành tặng cho nhau để gắn kết tình thân. Bên cạnh bánh trung thu, những ấm trà ngon cũng là một phần không thể thiếu để có một đêm Trung thu tuyệt vời.
Tết trung thu diễn ra vào ngày nào?.
Ngày lễ tết trung thu chỉ diễn ra duy nhất một ngày trong năm ngày 15/08 âm lịch. Chính vì thế các bé có thể thỏa sức vui chơi, các bậc phụ huynh cũng có thêm nhiều thời gian để chuẩn bị các mâm cỗ cũng như những thành viên trong gia đình cũng có dịp để đoàn viên cũng ăn bữa cơm gia đình nhân ngày lễ này.